Nhảy bungee là gì? Điểm nhảy bungee nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới

13/12/2017 28086

Nhảy bungee là gì?

Nhảy Bungee (bungee jump) là một trò chơi mạo hiểm với cú nhảy của cảm giác cực mạnh, của sự khát khao chinh phục độ cao. Người chơi sẽ leo lên một nơi có địa thế cao như cây cầu, tòa nhà cao tầng, khinh khí cầu, trực thăng hoặc cáp treo và được buộc dây đai quanh người rồi quăng mình xuống phía dưới mặt đất (hoặc mặt nước).

Lúc này người chơi sẽ được trải nghiệm cảm giác huyết áp tăng đột ngột, tim đập ít nhất 150 lần/phút và cả thế giới dường như đang đảo ngược. Khi chỉ còn cách bề mặt tiếp xúc không xa, người chơi sẽ được kéo lên. Trải nghiệm mạo hiểm này được phát triển thành hoạt động du lịch hấp dẫn ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhảy bungee là gì

Nhảy bungee

Sợi dây buộc chân có đường kính 5-7cm, được bện từ các sợi cao su nhỏ rất bền và có độ đàn hồi tốt. Người chơi thường nhảy từ một điểm cố định như từ toà nhà, cây cầu. Nếu bên dưới là dòng nước, người chơi có thể lựa chọn đầu chạm nước hoặc không. Đứng từ trên cao nhìn xuống dòng nước chảy bên dưới là một trong những khung cảnh đẹp tuyệt vời bungee jump mang lại cho người chơi.

Người tham gia hoạt động mạo hiểm này phải từ 10 tuổi trở lên. Nếu dưới 16 tuổi cần có sự cho phép của bố mẹ hoặc người giám hộ.

Giá thành cho một lần nhảy trung bình trên thế giới là 140 USD (khoảng gần 3 triệu đồng).

Người chơi nhảy bungee phải từ 10 tuổi trở lên

Người chơi nhảy bungee phải từ 10 tuổi trở lên

Những địa điểm nhảy bungee ở Việt Nam

Mặc dù trò chơi mạo hiểm nhảy bungee trên thế giới đã có từ lâu và phát triển rộng rãi. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện nay trò chơi này chỉ có tại Nha Trang với độ cao 15m. Với độ cao này mặc dù chưa mang lại được nhiều cảm giác phấn khích đúng nghĩa cho người chơi; nhưng có thể coi đây là sự chuẩn bị bước đầu cho những bạn trẻ để có thể đón chờ một địa điểm nhảy Bungee hấp dẫn hơn trong tương lai.

5 địa điểm nhảy bungee cao nhất ở châu Á

  • Tháp Macau – Macau: 233m
  • Sông Bhote Kosi – Nepal: 166m
  • Cheongpung Land – Hàn Quốc
  • G-MAX Reverse Bungy – Singapore: 66m
  • Pattaya Bungy – Thái Lan: 56m

10 địa điểm nhảy bungee cao nhất thế giới theo bình chọn của CNN

  • Cầu Royal Gorge, Colorado, Mỹ: 321m
  • Tháp Macao, Ma Cao, Trung Quốc: 233m
  • Đập Verzasca, Ticino, Thụy Sĩ: 220 m
  • Cầu Bloukrans, Western Cape, Nam Phi: 216m
  • Cầu Europabrucke, Innsbruck, Áo: 192 m
  • Cầu Niouc Bridge, Val d’Anniviers, Thụy Sĩ: 190m
  • Altopiano di Asiago, Vicenza, Italy: 175m
  • Đập Kolnbrein, Carinthia, Áo: 169m
  • Đập Vidraru, Curtea de Arges, Romania: 166m
  • The Last Resorst, sông Bhote Kosi, Nepal: 16m
Nhảy bungee couple

Nhảy bungee couple

Lịch sử của trò chơi nhảy bungee

Theo truyền thuyết, trò nhảy cầu hay còn gọi là bungee jumping lần đầu tiên xuất hiện tại đảo Pentencost thuộc Nam Thái Bình Dương. Trong thế chiến lần thứ II, những người phương Tây đến đây lần đầu tiên và phát hiện ra truyền thống nhảy bungee của người dân trên đảo. Theo những gì người dân ở đây kể lại, một người đàn ông tên là Tamalie thường xuyên hành hạ và đánh đập vợ, vì thế người vợ quyết định bỏ trốn. Cô trèo lên một cái cây cao và trốn trên đó, khi bị chồng phát hiện, cô đã buộc dây leo xung quanh chân mình và nhảy xuống. Tamalie nhảy theo và chết.

Kể từ đó, đàn ông trong làng bắt đầu học nhảy từ trên cao với dây leo buộc xung quanh cổ chân để phụ nữ không thể trốn thoát khỏi họ nữa. Họ xây một tháp cao 28m và luyện tập nhảy từ tháp này. Trước khi nhảy, người đàn ông phải thực hiện nghi lễ tắm rửa sạch sẽ, sau đó mới được trèo lên tháp. Sau đó, người vợ sẽ được dẫn đến chân tháp, nơi cô nghe người chồng phàn nàn về mình trước mặt tất cả dân làng. Sau bài ca thán, người đàn ông sẽ nhảy, đầu hướng xuống đất, để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông của mình.

Truyền thống này tiếp tục được thực hiện cho đến ngày hôm nay và trở thành một trong những đặc điểm hấp dẫn khách du lịch của đảo. Thế giới không biết đến tục lệ nhảy bungee cho đến khi bài báo của Irving i Electa Johnson viết về nó xuất hiện trên tạp chí National Geographic năm 1955.

Ảnh một người chơi nhảy bungee tại Nhật Bản

Ảnh một người chơi nhảy bungee tại Nhật Bản

Những người phương Tây lần đầu tiên thực hiện môn thể thảo này là vào ngày 1 tháng 4 năm 1979 khi thành viên câu lạc bộ Thể thao Nguy hiểm Oxford thực hiện những cú nhảy (bất hợp pháp vào thời đó) từ cây cầu Clifton cao 80m tại Bristol, Anh. Sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm lớn từ công chúng nhưng những người tham gia đã phải ngồi tù vài ngày.

Những người lính Mỹ biết được sự kiện này và quyết định tự thực hiện những cú nhảy bungee của mình. Họ dùng dây dù để làm dây quấn quanh chân. Loại dây này không dễ chịu nhưng đảm bảo an toàn cho cú nhảy của họ. Bungee trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và việc xuất hiện nghề kinh doanh nhảy bungee chỉ là vấn đề thời gian.

Năm 1989, A.J.Hackett, nhà phưu lưu người New Zealand, thành lập điểm nhảy bungee thương mại đầu tiên trên thế giới tại thành phố Queenstown, New Zealand. Kể từ đó, các điểm nhảy của A.J trở thành những điểm được công nhận trên toàn thế giới. Tại Queenstown, có 3 điểm nhảy bungee với độ cao khác nhau: 43m, 47m và 134m. Hàng năm, khoảng hơn 1 triệu người thực hiện những cú nhảy tại 3 điểm này.

Nhảy bungee từ một tòa tháp

Nhảy bungee từ một tòa tháp

Tai nạn khi nhảy Bungee

Mặc dù các đơn vị cung cấp dịch vụ nhảy bungee luôn cố gắng trang bị những dụng cụ tốt, an toàn nhất cho người chơi. Tuy nhiên, nhảy bungee là một trò chơi mạo hiểm nên việc xảy ra sự cố, rủi ro là điều khó đảm bảo được tuyệt đối. Trên thế giới đã có những trường hợp bị tai nạn xảy ra khi chơi nhảy bungee đã được ghi nhận. Trong năm 2015 có 3 trường hợp nhảy bungee tử vong:

  • Ngày 25/5, du khách xấu số Abdullah Adel Kadhmbadman thực hiện thành công cú nhảy đầu tiên nhưng khi tung người trở lại, dây đai ở cổ chân tung ra khiến anh ngã xuống từ độ cao 61 m dẫn tới tử vong.
  • Ngày 27/6, một nạn nhân nữ 28 tuổi thiệt mạng sau cú nhảy bungee từ cần trục Audincthun, miền bắc nước Pháp.
  • Ngày 22/7, Kleyo de Abreu Atwell 23 tuổi người Anh tử nạn sau khi nhảy bungee ở Tây Ban Nha do dây đai quá dài so với khoảng cách của cây cần cẩu phía trên và cây cầu La Mã cổ đại bên dưới.