Các điểm nên đi khi tới du lịch Lai Châu

05/09/2016 972

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc. Được tạo bởi những dãy núi chạy dài, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối,thác ghềnh.

Đến Lai Châu, bạn sẽ được khám phá vùng đất với những hang động tuyệt đẹp, những ngọn đèo hiểm trở, những thác nước trắng xóa ẩn mình trong rừng và văn hóa cuộc sống con người nơi đây.

Để hiểu hơn về vùng đất Lai Châu, du lịch tươi đẹp giới thiệu tới các bạn các điểm du lịch nên đi khi tới Lai Châu sau:

Động Tiên Sơn hay Bình Lư

Nên là điểm dừng chân đầu tiên của bạn khi đến vùng đất này. Động Tiên Sơn gồm 49 khoang (cung) nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi. Trong động có nhiều thạch nhũ với hình dáng và màu sắc huyền ảo. Nét đặc trưng của động là có dòng suối trong vắt luồn lách qua tất cả các khoang, tạo cảm giác thú vị xen lẫn ngỡ ngàng.

Động Tiên Sơn - Lai Châu

Động Tiên Sơn – Lai Châu

Ngoài vẻ đẹp bên trong động, khu vực bên ngoài động với cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng quanh năm ẩn hiện trong mây, dòng Nậm Giê luẩn khuất trong những dãy núi càng khiến người ta say lòng.

Hệ thống hang động Pu Sam Cáp (nghĩa là 3 quả núi chồng lên nhau)

Điểm ấn tượng của Pu Sam Cap là mỗi núi có một động lớn cùng hàng loạt động nhỏ với những cụm nhũ đá thạch anh nhiều hình thù khác nhau.

Thác Tác Tình

Nơi gắn với tình yêu son sắt, thủy chung của một đôi lứa yêu nhau hay tận hưởng cảm giác giao hòa đất trời khi vừa ngâm mình vừa thưởng thức những giọt nước khoáng tinh khiết, nóng ấm ở suối khoáng nóng Pua He.

Thác Tác Tình - Lai Châu

Thác Tác Tình – Lai Châu

Chinh phục Pha Đin

Các bạn có thể lên kế hoạch chinh phục đèo Pha Đin – một trong tứ đại đèo nổi tiếng hiểm trở của nước ta hay một chuyến du thuyền ngược trên dòng sông Đà hung tợn; ngắm quảng trường trung tâm tỉnh Lai Châu thanh bình; chụp ảnh bên tấm bia đá chữ Nôm, ghi dấu tích của nghĩa quân Lam Sơn hồi thế kỷ 15, nơi Lê Lợi khẳng định chủ quyền nước ta hay viếng thăm dinh thự Đèo Văn Long một trong các di tích mang đậm dấu ấn vùng Tây bắc, tham quan động Quang Yun Ngai và bản Choan Choan trên cao nguyên Mao Xao Phing tuyệt đẹp.

Thăm các bản Hồ Sìn, Mường Tè, Mường So, bản của người Lào ở Bình Lư…,

Các bản, làng còn lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa lâu đời cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Đèo Ô Quy Hồ (Ô Quý Hồ)

Nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có đỉnh Fansipan huyền thoại. Nằm ở độ cao hơn 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo hiện ra mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng.

Đèo Ô Quy Hồ - Lai Châu

Đèo Ô Quy Hồ – Lai Châu

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, nhưng ít ai biết rõ xuất sứ cái tên “Ô Quý Hồ”.

Pu Sam Cap

Là một quần thể gồm nhiều hang động nằm trên hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao từ 1.300m đến 1.700m so với mực nước biển, trên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, cách trung tâm thành phố chừng 05 km bao gồm 3 hang động lớn là: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh. Vẻ đẹp nguyên sơ của nó khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Động Pu Sam Cap - Lai Châu

Động Pu Sam Cap – Lai Châu

Mốc 17 – Thượng nguồn Sông Đà

Sông Đà dài 910 km, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc – đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.

Đá thiêng Hà Nhì

Người Hà Nhì nơi đây coi đó là biểu tượng của niềm tin để cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc cho dân bản. Hàng năm, lễ cũng “thánh thạch” là lễ hội được đón đợi nhất của người Hà Nhì nơi đây. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì”.

Nhà máy Thủy điện Lai Châu

Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La đang xây dựng.

Bia Lê Lợi và đền thờ vua Lê

Bia Lê Lợi nằm giữa ngã ba sông nơi giao nhau của dòng Nậm Na và con sông Ðà hùng vĩ tại xã Lê Lợi.

Suối nước nóng Vàng Bó

Nằm trong một bản làng bình yên, có đường quốc lộ chạy qua, hiện nay khu du lịch suối nước nóng Vàng Bó đã được UBND tỉnh quy hoạch trên diện tích 16ha, trong danh mục các dự án được nghiên cứu đầu tư phát triển về du lịch Lai Châu được xếp vào nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: độc đáo, có khả năng thu hút khách du lịch.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng

Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc xã Ma Li Po, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ma Lù Thàng được coi là mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế của huyện. Ma Lù Thàng là cửa khẩu cách các trung tâm kinh tế trong nước khá xa, chỉ có thể vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ. Một tồn tại của cửa khẩu nữa là hệ thống giao thông khá yếu chưa đáp ứng được các xe trọng tải lớn.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng - Lai Châu

Cửa khẩu Ma Lù Thàng – Lai Châu

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm gần kề trên quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư – huyện Tam Đường.  Nói đến quần thể động là nói đến một chuỗi liên hoàn có tên động xưa là  “Đà Đón”   hiểu theo tiếng phổ thông là Hang Đá Trắng vì ngay cửa động có vách đá màu trắng, động gồm 49 khoang (49 cung) nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng đi vào sâu thì cung càng lớn, trong động có nhiều thạch nhũ với những hình thù khác nhau, điều đặc biệt là trong động có dòng suối trong vắt chảy qua, uốn lượn quanh trong lòng động tạo cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, thoải mái.

Di tích vua Thái – Đèo Văn Long

Dinh thự Đèo Văn Long nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trước kia thuộc phường Lê Lợi, TX Lai Châu (cũ) sau khi tách Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Cánh đồng Mường Than

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Cánh đồng Mường Than của huyện Than Uyên đứng thứ 3 trong số 4 vựa lúa lớn nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên tới 2000 ha.

Pu Ta Leng

Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Pu Ta Leng theo tiếng H’Mông gọi là Pú Tả Lèng, với chữ “Pú” nghĩa là núi. Với chiều cao 3.049m so với mặt nước biển, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan (3.413m), Pu Ta Leng còn được mệnh danh là “nóc nhà thứ hai của Đông Dương”, cũng gọi “nóc nhà thứ hai của Việt Nam”.

Chúc các bạn có đủ sức khỏe để khám phá hết vùng đất Lai Châu tuyệt đẹp này.